5 bước vệ sinh bảo dưỡng máy lạnh tại nhà - Điện Lạnh Kỹ Việt

5 bước vệ sinh bảo dưỡng máy lạnh tại nhà - Điện Lạnh Kỹ Việt

5 bước vệ sinh bảo dưỡng máy lạnh tại nhà - Điện Lạnh Kỹ Việt

5 bước vệ sinh bảo dưỡng máy lạnh tại nhà - Điện Lạnh Kỹ Việt

5 bước vệ sinh bảo dưỡng máy lạnh tại nhà - Điện Lạnh Kỹ Việt
5 bước vệ sinh bảo dưỡng máy lạnh tại nhà - Điện Lạnh Kỹ Việt

5 bước vệ sinh bảo dưỡng máy lạnh tại nhà

Bảo dưỡng vệ sinh máy lạnh, máy điều hòa định kỳ là góp phần làm cho máy lạnh nhà bạn hoạt động ổn định hơn, hiệu quả cao hơn nhiều so với việc không tiến hành bảo dưỡng, đặc biệt là sau những ngày nắng nóng kéo dài.

Cần thường xuyên tiến hành bảo dưỡng, vệ sinh máy lạnh để đảm bảo hiệu suất và duy trì độ bền cũng như tiết kiệm được lượng điện tiêu thụ.

Một thiết bị hay vật dụng có tuổi thọ cao hay thấp điều do quá trình sử dụng và bảo dưỡng của chúng ta. Điều này đặc biệt đúng với máy lạnh hay tất cả các thiết bị làm mát vốn thường xuyên phải hoạt động liên tục trong suốt nhiều ngày nắng nắng nóng, có khi chúng còn được sử dụng với tần suất 24/24.

Bên cạnh đó, việc bảo dưỡng vệ sinh máy lạnh không chỉ giúp duy trì độ bền, mà còn cải thiện hiệu suất làm việc của máy.

bảo dưỡng máy lạnh

Trong thời gian qua, Điện Lạnh Kỹ Việt nhận được rất nhiều bình luận của khách hàng thắc mắc rằng tại sao máy lạnh dù bật hết công suất nhưng vẫn không cảm thấy mát hay quạt thổi gió ra rất yếu. Nhiều người thậm chí lâm vào cảnh mệt mỏi khi máy lạnh ngừng hoạt động ngay giữa trưa nắng nóng.

Để khắc phục những tình trạng trên, tốt nhất hãy đảm bảo rằng chiếc máy lạnh của bạn vẫn duy trì sức khỏe tốt bằng cách kiểm tra thường xuyên, và tiến hành bảo dưỡng nếu cần thiết.

Dấu hiệu để nhận biết khi máy lạnh gặp trục trặc rất đơn giản, đó là khi bạn không thấy chúng hoạt động đúng công suất thực tế, phát ra tiếng ồn khi chạy, hoặc máy hoạt động tạo ra nước nhiều nhưng không thoát được mà chảy ra ngoài.

bảo dưỡng máy lạnh

>>> Tìm hiểu vị trí lắp máy lạnh hợp lý

1. Kiểm tra chung

Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường hoặc đã đến thời gian cần bảo dưỡng của máy lạnh (thường là sau 3-4 tháng cho các hộ gia đình), bạn nên kiểm tra tình trạng bên ngoài của máy lạnh, kiểm tra cẩn thận khu vực dàn nóng và dàn lạnh xem chúng có gì bất thường hay không như có dị vật, gián, chuột chất,...

Bạn cũng cần kiểm tra các điểm nối dây điện xem chúng có đạt yêu cầu và độ an toàn hay không, nếu không hãy siết chặt và quấn băng keo điện lại ngay sau khi kiểm tra xong hết các bộ phận khác.

bảo dưỡng điều hòa

2. Vệ sinh cục nóng và cục lạnh

Giá treo dàn nóng cần được bắt chắc chắn. Khi lắp đặt máy lạnh nên lắp đặt cục lạnh cao hơn cục nóng để dầu trong máy được hồi về block một cách dễ dàng.

Khi tiến hành tự vệ sinh máy lạnh, bạn cần chú ý loại bỏ những vật cản xuất hiện trong dàn nóng, dàn lạnh vì nếu có vật cản quạt gió sẽ không thể hoạt động tốt được.

Vệ sinh dàn lạnh, dàn nóng bằng cách dùng bơm áp lực phun nước trực tiếp vào dàn ngưng tụ và dan bay hơi, phun từ từ lên dàn sau đó là quạt dàn lạnh đến khi thấy hết bẩn. Bạn có thể dùng các chất tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch bụi bẩn và khử mùi hôi. Sau đó bận dùng khăn khô lau khô những vị trí còn dộng nước. Chú ý khi vệ sinh dàn lạnh cần lấy khăn khô hoăc bọc nilon che phần mạch điện tử lại tránh nước dính vào.

Đối với dàn nóng do đặt ngoài trời, ít được che chắn nên dễ bị bụi bẩn, nên nếu không vệ sinh định kỳ chúng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cánh quạt và block máy lạnh. Bạn nên có các biện pháp che chắn, bảo vệ cục nóng để hạn chế bụi bẩn và tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào dàn nóng để tăng tuổi thọ của thiết bị.

vệ sinh điều hòa

3. Rửa sạch lưới lọc không khí

Lưới lọc không khí, lộc bụi bẩn cần được làm vệ sinh khoảng 2 tuần/lần

Lưới lọc là nơi bị bám bụi nhiều nhất, gây ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất, cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của gia đình bạn.

Để làm vệ sinh lưới lọc, trước hết bạn cần tháo mặt nạ dàn lạnh, rút lưới ra rồi mang lưới đi xịt vệ sinh cho sạch sẽ. Sau đó làm khô rồi gắn vào mặt máy lạnh lắp lại. Lưới lọc rất dễ bám bụi nên bạn phải vệ sinh chúng khoảng 2 tuần/lần.

4. Kiểm tra lưu lượng gas máy lạnh

Kiểm tra lượng gas máy lạnh rất dễ bằng cách quan sát 2 ống đồng nối vào dàn nóng bằng 2 tán nối. Nếu cả 2 ống nhỏ và lớn đều không ướt, sờ vào không lạnh hay ống nhỏ bị bám tuyết, gió thổi ra dàn nóng không nóng hoặc nóng không đều, chúng ta cần liên lạc đến với nhân viên kỹ thuật để có thể khắc phục hư hỏng nhanh chóng

bơm gas máy lạnh

5. Chạy thử máy lạnh

Đừng quên chạy thử máy sau khi tiến hành bảo dưỡng

Chạy thử cũng là một bước rất quan trọng trong vệ sinh, bảo dưỡng máy lạnh. Khi chạy thử, phải chú ý đến tiếng kêu của động cơ, tiếng va đập, có mùi hôi từ dàn lạnh bóc ra hay không,… nhằm sớm phát hiện các lỗi phát sinh trong quá trình bão dưỡng vệ sinh.

Nếu máy chạy êm, làm lạnh nhanh, và không bị chảy nước ở dàn lạnh là bạn đã bảo dưỡng vệ sinh máy lạnh thành công cho chiếc máy lạnh của mình.

Lưu ý: Ngoài ra trong quá trình bão dưỡng vệ sinh đừng quên rút phích cắm và tắt nguồn điện máy lạnh để đảm bảo an toàn cho bản thân, đồng thời tránh những sự cố hỏng hóc đáng tiếc cho thiết bị.

Đặt lịch
Đặt lịch hẹn

Để được phục vụ tốt nhất, vui lòng điền đầy đủ thông tin của bạn vào form bên dưới!

Nhân viên hỗ trợ tư vấn của chúng tôi sẽ liên hệ với quý khách.

Hotline: 0816.11.33.66
backtop