Nhiều người vẫn nghĩ rằng chỉ cần vệ sinh máy lạnh vào mùa nắng hoặc khi máy lạnh không còn làm mát như bình thường được thì mới gọi thợ đến làm vệ sinh máy lạnh. Đó là suy nghĩ sai lầm của nhiều người vì máy lạnh được làm mát bằng việc đối lưu không khí từ quá trình quạt dàn lạnh hút không khí qua dàn dẫn môi chất để tạo không khí lạnh vào thổi ra không gian cần làm mát, vì thế việc máy hút bụi bẩn và vi khuẩn bám vào lưới lọc và dàn là thường xuyên khi chúng ta cho máy lạnh hoạt động. Hãy cùng điện lạnh Kỹ Việt tìm hiểu rõ hơn về lý do và cách vệ sinh máy lạnh qua bài viết dưới đây.
>>> Xem thêm lắp đặt máy lạnh
Theo các chuyên gia về điện lạnh, máy lạnh sau một thời gian sử dụng sẽ có hiện tượng bị bám bụi ở dàn nóng và dàn lạnh. Trung bình sau mỗi tuần hoạt động, máy lạnh sẽ bị giảm đi 1.0% khả năng làm lạnh do bụi bẩn bám vào. Và khả năng làm lạnh sẽ ngày càng suy giảm hơn khi bụi bẩn ngày càng dày đặc hơn trên lưới lọc và dàn dẫn môi chất. Hậu quả, máy máy lạnh không thể đáp ứng được nhu cầu cần làm lạnh cho căn phòng ngay cả khi tiêu tốn nhiều điện năng và thời gian để làm lạnh.
Ngoài ra, việc phải liên tục làm việc hết công suất như vậy trong một thời gian dài, không chỉ làm máy lạnh mà tất cả các thiết bị nào dù có đắt tiền hay tốt đến mấy cũng nhanh chóng bị giảm tuổi thọ và hư hỏng.
Đặc biệt, đối với dàn nóng là bộ phận giải nhiệt cho block, nếu bị nhiều bụi bám vào, dàn nóng không thể tản nhiệt tốt và sẽ làm cho block làm việc quá tải, khiến máy lạnh tự động bị ngắt điện. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm hỏng block, buộc bạn phải tốn rất nhiều chi phí để sửa chữa hoặc có thể thay mới.
Các chuyên gia máy lạnh cũng lưu ý, đối với máy lạnh hộ gia đình, thời gian vệ sinh thích hợp nhất là 3-4 tháng/lần, hoặc 6 tháng/lần nếu máy lạnh chỉ hoạt động khoảng 6-8 tiếng/ngày, văn phòng 3 tháng/lần, nhà kho 1-2 tháng/lần,…
Tham khảo thêm: Địa chỉ lắp đặt máy lạnh uy tín.
Trước khi tiến hành vệ sinh máy lạnh, trước hết phải tắt hết nguồn điện cung cấp cho máy lạnh để đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh, tránh sự cố chập điện, hở điện,...
Sau đó tiến hành kiểm tra tình trạng bên ngoài của máy lạnh, kiểm tra cẩn thận khu vực dàn nóng và dàn lạnh xem chúng có gì bất thường hay không như có gián chuột hay các dị vật. Ngoài ra, cần kiểm tra kỹ các điểm nối điện xem chúng có còn an toàn không, nếu cảm thấy không an toàn thì hãy siết chặt lại ngay hoặc quấn thêm băng keo điện sau khi kiểm tra xong hết các bộ phận khác.
Vệ sinh cục lạnh cũng để làm sạch bụi bẩn và vì cục lạnh nằm trong phòng nên nếu để ý vệ sinh nó sẽ thổi ra không khí có mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của gia đình bạn vì chúng có ẩn vi khuẫn bên trong dàn.
Vệ sinh cục lạnh bằng cách dùng bơm áp lực phun nước trực tiếp vào dàn lạnh, phun từ từ lên dàn và quạt dàn lạnh đến khi thấy hết bẩn sau đó là xịt máng nước và thông đường ống nước xả. Bạn có thể dùng các chất tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch bụi bẩn và khử mùi hôi. Sau đó, bạn làm khô dàn lạnh rồi lắp các linh kiện vào đúng vị trí.
Lưới lọc không khí là một bộ phận bên trong cục lạnh, chúng thường xuyên bị bám bụi nhiều nhất và ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng làm lạnh của máy.
Để vệ sinh được lưới lọc bụi bẩn, trước hết cần tháo rời lưới lọc ra khỏi cục lạnh rồi mang đi xịt rửa. Sau đó, làm khô lưới lọc trước khi lắp lại vào cục lạnh. Cũng cần lưu ý, lưới lọc dễ bám bụi nên chúng ta có thể vệ sinh 1-2 tuần/lần.
Tương tự như vệ sinh cục lạnh, với cục nóng bạn cũng dùng vòi bơm tăng áp xịt nước để làm sạch dàn và quạt. Song, trước khi xịt nước có thể dùng một cây tuô vis dài hoặc cây dài nào khác tương tự để cố định cánh quạt dàn nóng để xịt rửa dễ dàng hơn. Ngoài ra, có thể xịt nước vào mặt trước cục nóng nhưng không xịt nước vào motor quạt và phần mạch điện tử.
Vệ sinh xong, cần chạy thử máy lạnh rồi chú ý quan sát xem máy có tiếng kêu của động cơ, tiếng va đập, còn mùi hôi hay không,... Nếu máy chạy êm, làm lạnh nhanh và không có dấu hiệu bị chảy nước là bạn đã vệ sinh máy lạnh thành công cho chiếc máy lạnh của gia đình mà không phải tốn tiền đồng thời, giúp máy lạnh hoạt động ổn định, tiết kiệm tiền điện hơn.
>>> Xem thêm sửa chữa máy lạnh
Không được dùng máy bơm có lực phun nước quá mạnh để làm vệ sinh, nên gắn thêm van giảm áp để điều chỉnh áp suất nước để vệ sinh được đảm bảo dàn không bị móp. Khi xịt vệ sinh máy lạnh cần lưu ý thêm về phần mạch điện tử trong máy nhất là đối với cục lạnh, cần lấy khăn khô hoặc bọc nilon để che lại tránh nước dính vào.
➦ Nếu bạn cảm thấy không yên tâm khi tự mình vệ sinh máy lạnh hãy liên hệ ngay với chúng tôi - Điện Lạnh Kỹ Việt qua hotline: 0986 30 30 43 để chúng tôi thay bạn vệ sinh máy lạnh và khắc phục những sự cố nếu có thể xãy ra với máy.
Để được phục vụ tốt nhất, vui lòng điền đầy đủ thông tin của bạn vào form bên dưới!
Nhân viên hỗ trợ tư vấn của chúng tôi sẽ liên hệ với quý khách.